Trang chủ Công nghệ thiết bị thi côngThi công hạng mục cọc CDM tại cảng 5,6 Lạch Huyện, Hải Phòng
02/10/2023
Mục tiêu của Dự án là đầu tư xây dựng 2 bến container số 5, số 6 tại Khu bến cảng Lạch Huyện, thành phố Hải Phòng nhằm từng bước xây dựng khu bến cảng container hiện đại theo quy hoạch được phê duyệt; đáp ứng nhu cầu xuất, nhập khẩu hàng hóa của khu vực miền Bắc trực tiếp đến thị trường châu Âu, châu Mỹ; khai thác tối đa lợi thế điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý để phát triển Khu kinh tế Đình Vũ-Cát Hải (hệ thống cảng biển, logistics và khu công nghiệp sau cảng) thúc đẩy kinh tế-xã hội thành phố Hải Phòng nói riêng và khu vực phía Bắc nói chung.
Vốn đầu tư thực hiện dự án
"Vốn đầu tư thực hiện dự án (do nhà đầu tư đăng ký): 8.951,185 tỷ đồng; giai đoạn 1 (từ năm 2020-2025) là 8.339,717 tỷ đồng; giai đoạn 2 (từ năm 2030) là 611,468 tỷ đồng. Trong đó: vốn chủ sở hữu chiếm 15% tổng vốn đầu tư, vốn vay và vốn huy động hợp pháp khác chiếm 85% tổng vốn đầu tư".Thời gian tiến hành thi công cọc đại trà với cọc CDM
Công tác khoan khảo sát địa chất 25/25 lỗ khoan đạt 100%; công tác thi công bến tạm đạt 100%; công tác thi công cọc thử CDM & RAS: 21/21 cọc đạt 100%; bắt đầu từ 22/03/2023 tiến hành thi công cọc đại trà với cọc CDM và 25/03/2023 thi công cọc đại trà với công nghệ RAS; dự kiến hoàn thành tháng 12/2023.Cọc xi măng đất là gì?
Định nghĩa
Cọc xi măng đất là giải pháp xử lý đất yếu bằng cách sử dụng máy móc để trộn tại chỗ đất tự nhiên với xi măng (có thể kết hợp cả phụ gia) để tạo ra các cọc có đặc tính cơ học cải thiện so với đất tự nhiên, từ đó tính chất cơ học của toàn bộ nên đất được cải thiện giúp tăng độ ổn định và giảm độ lún cho nền đất.Để tạo ra cọc xi măng đất thì về cơ bản người ta sử dụng những cần khoan được gắn vào các mô tơ công suất lớn và được treo trên trục dẫn của xe khoan. Trên thân của cần khoan có gắn các cánh trộn. Khi trục khoan quay thì các cánh trộn sẽ đánh tơi đất và nhào trộn đất với chất gia cố được phun ra từ các lỗ bố trí trên thân của cánh khoan.
Có hai công nghệ thi công là trộn khô và công nghệ trộn ướt. Công nghệ trộn khô ra đời trước, sử dụng chất kết dính là xi măng bột, xi măng bột được đưa vào đất nền bằng khí nén. Công nghệ trộn ướt sử dụng chất kết dính là vữa xi măng. Xi măng được trộn với nước theo tỷ lệ định trước tạo thành vữa xi măng, sau đó vữa xi măng được đưa vào đất nền bằng máy bơm.
Xi măng + H2O → Keo CSH + Ca(OH)2.
Cường độ và tính thấm phụ thuộc vào thành phần và đặc tính của đất (hàm lượng hạt mịn, hàm lượng hữu cơ, loại sét, thành phần hạt…), khối lượng và chủng loại vữa và quy trình trộn.
Bơm để chuyển vữa đến lỗ phun cần phải có đủ công suất (tốc độ truyền và áp lực) để truyền lượng vữa thiết kế an toàn.
Kiểm soát chất lượng như thế nào?
Bao gồm 3 quá trình chủ yếu sau đây:- Kiểm soát chất lượng Cọc Xi Măng Đất trong quá trình thiết kế:
Hàm lượng trộn được thực hiện trong phòng, bước này đưa ra được hàm lượng trộn và cách thức trộn một cách hợp lý.
- Kiểm soát chất lượng Cọc Xi Măng Đất trong quá trình thi công:
Số vòng quay của mũi trộn, số lần trộn/ mét cột, lượng xi măng sử dụng.
- Kiểm soát chất lượng Cọc Xi Măng Đất sau khi thi công:
Tiến hành các thí nghiệm kiểm tra chất lượng cột như đào lộ đầu cọc, khoan lấy mẫu để thí nghiệm, xuyên cắt cây cọc và thí nghiệm nẽn tĩnh.
Hiệu quả từ việc sử dụng công nghệ gia cố đất nền bằng cột đất – xi măng
- Thời gian xử lý nhanh.- Không gây ảnh hưởng tới các công trình lân cận
- Lượng chất gia cố được trộn trong cọc chính xác.
- Có chất lượng tốt với đất có độ ẩm cao (> 75%).
- Cải thiện cơ bản kết cấu đất nền trong khu vực được gia cố.
- Tiết kiệm (Giá thành rẻ so với các công nghệ khác).
- Ít gây ô nhiễm tiếng ồn, độ rung, và hạn chế đất thải.
- Chất lượng cao được kiểm tra bằng hệ thống máy điện toán ngay khi thi công.
- Công nghệ cọc vữa được sử dụng rộng rãi với nhiều loại đất khác nhau: cát, sét có độ dẻo cao, đất nhiều mùn...
Công ty CP Thiết bị FECON tự hào cung cấp toàn bộ dây chuyền cọc CDM cho dự án Cảng 5,6 Lạch Huyện, Hải Phòng.